CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TRONG MÙA MƯA BÃO
benhvien
24/07/25
26
“Hằng năm, vào mùa mưa bão (tùy từng vùng miền, từ tháng 5 đến tháng 12), nhiều địa phương trên cả nước phải đối mặt với nguy cơ thiên tại, ngập lụt và dịch bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh những thiệt hại thấy rõ do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm những không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ”.
Nước lũ mang theo vi khuẩn, virus, rác thải, xác động vật và nhiều nguồn lây nhiễm khác tràn lan ra môi trường sống, khiến điều kiện vệ sinh bị xáo trộn nghiêm trọng. Đây là cơ hội để một loạt bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở những khu vực bị chia cắt, thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, viêm gan A, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết. Một số bệnh có thể lây lan nhanh thành ổ dịch nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Đáng lo ngại, nhiều triệu chứng ban đầu thường bị người dân bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà, dễ dẫn đến biến chứng nặng.




Đối với bệnh ngoài da và đau mắt đỏ, tuyệt đối tránh để cơ thể tiếp xúc lâu với nước ngập. Sau khi đi qua vùng nước lũ, nên rửa sạch tay chân bằng nước sạch, lau khô kẽ tay, kẽ chân. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người khác.




Phòng dịch tốt là góp phần giảm gánh nặng y tế và bảo vệ an toàn cho cả xã hội.

BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền – Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bài và ảnh : Phòng Công tác xã hội