Trang chủ / Tin tức / Protein C phản ứng độ nhạy cao (hsCRP), hoạt động của bệnh và các yếu tố nguy cơ tim mạch trong lupus ban đỏ hệ thống

Protein C phản ứng độ nhạy cao (hsCRP), hoạt động của bệnh và các yếu tố nguy cơ tim mạch trong lupus ban đỏ hệ thống

25/12/2012 10:33     3,371      4,999     

 Mục tiêu: Để nghiên cứu nồng độ của protein C phản ứng độ nhạy cao (hsCRP) và mối quan hệ của nó với hoạt động của bệnh, thương tổn và các yếu tố nguy cơ về tim mạch ở các bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). 

 

Phương pháp: Các bệnh nhân liên tiếp có đầy đủ ≥ 4 tiêu chuẩn ACR đối với bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng đã không có nhiễm khuẩn đồng thời đã được tuyển vào nghiên cứu. Máu đã được thử nghiệm về protein C phản ứng độ nhạy cao (hsCRP) và hoạt động của bệnh, thương tổn cơ quan của SLE và các yếu tố nguy cơ về tim mạch đã được đánh giá. Hồi qui tuyến tính đã được thực hiện để tìm mối quan hệ trong số hsCRP, hoạt động SLE, thương tổn và các yếu tố nguy cơ về tim mạch.

Kết quả: 289 bệnh nhân đã được nghiên cứu (94% phụ nữ; tuổi trung bình 39,0 ± 13,1; sự kéo dài trung bình của SLE là 7,8 ± 6,7 năm). Điểm số SLEDAI trung bình là 4,9 ± 5,6 và bệnh SLE hoạt động lâm sàng đã có mặt ở 122(42%) bệnh nhân. Nồng độ trung bình của hsCRP là 4,87 ± 12,7mg/L, và 28(23%) bệnh nhân với bệnh lupus ban đỏ hoạt động có thể đã không phát hiện được hsCRP (< 0.3mg/L). Hồi qui tuyến tính đã tiết lộ một mối tương quan có ý nghĩa giữa hsCRP và cơ vân (musculoskeletal) (Beta = 0,21), về huyết học (Beta = 0,19), về huyết thanh (Beta = 0,46) và điểm số SLEDAI trong lâm sàng (Beta = 0,24), điều chỉnh đối với tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể (body mass index), creatinine và việc dùng các thuốc khác nhau (p < 0,005 trong tất cả). Các nồng độ của hsCRP đã tương quan có ý nghĩa với chuẩn độ anti-dsDNA (Beta = 0,33; p < 0,001), nhưng lại không tương quan với C3 của bổ thể (Beta = 0,07; p = 0,26). Nhiều bệnh nhân có ý nghĩa hơn với hsCRP > 3,0mg/L là đàn ông và những người hút thuốc lá mãn tính, và đã mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số phát sinh xơ vữa (atherogenic) cao hơn và tiền sử thuyên tắc động mạch do xơ vữa. Các nồng độ hsCRP đã tương quan một cách có ý nghĩa với điểm số thương tổn phổi và nội tiết.

Kết luận: Có thể phát hiện hsCRP ở 77% của bệnh nhân mắc SLE với bệnh hoạt động lâm sàng và tương quan với các điểm số SLEDAI, viêm màng nhày đặc biệt (serositis) và trong các hệ thống cơ vân và huyết học. Tăng lên hsCRP trong SLE được kết hợp với các yếu tố nguy cơ về tim mạch nào đó và tiền sử của thuyên tắc – huyết khối động mạch (arterial thromboembolism).

 

 


Tài liệu tham khảo

Mok C, Birmingham D, Ho L, Hebert L, Rovin B. High sensitivity C-reactive protein, disease activity and cardiovascular risk factors in systemic lupus erythematosus. Arthritis Care and Research (Sep 2012)


Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment