Trang chủ / Tin tức / Thông tin đáng hy vọng cho những người mắc viêm gan c

Thông tin đáng hy vọng cho những người mắc viêm gan c

19/07/2012 16:20     3,662      5,592     

Ngày 24 tháng 4 năm 2009 (Copenhagen, Denmark) — Lần đầu tiên, người ta dùng xung động điện cao thế để tạo những lổ tạm thời trên màng tế bào, để giúp tế bào hấp thu DNA vào bên trong với việc kết hợp DNA trần nhằm chuyển giao một vaccine tế bào T đã cho thấy là có hiệu quả như theo cách chủng ngừa trị liệu đối với HVC trên một thử nghiệm lâm sàng. Dữ liệu này được công bố tại Hội nghị hàng năm lần thứ 44 của Hội Nghiên cứu Gan châu Âu.

Thử nghiệm do Dr. Matti Sällberg và các cộng sự thực hiện tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thuỵ Điển. Tác giả đã giải thích rằng trong 50% - 80% trường hợp nhiễm HCV, hệ miễn dịch không thể loại trừ virus và như vậy bệnh trở nên mãn tính. Vấn đề có ý nghĩa rằng là: 3% dân số thế giới nhiễm HCV, và ở các nước công nghiệp thì nhiễm HCV có 70% trường hợp viêm gan mãn tính.

Dr. Sällberg đã nói rằng "Vẫn còn một nhu cầu to lớn về những cách điều trị mới đối với nhiễm HCV. Những tiến bộ đáng kể trong điều trị đã từng được tiến hành trong những năm gần đây nhưng cũng nhiều cách điều trị gây ra các tác dụng phụ bất tiện, như gây ra chứng trầm cảm, cường giáp và đau khớp. Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn này có thể kéo dài do nhu cầu điều trị lâu dài đối với nhiễm HCV”.

Nghiêm cứu của Dr. Sällberg là một nửa của giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng ở các bệnh nhân nhiễm HCV. Việc dùng xung động điện cao thế để tạo những lổ tạm thời trên màng tế bào nhằm giúp tế bào hấp thu DNA vào tế bào trong việc kết hợp với DNA trần đã từng được dùng trước đây trong điều trị ung thư, nhưng chưa dùng trong bệnh truyền nhiễm. Sällberg giải thích “với phương pháp chủng ngừa này, chúng ta đưa phần DNA vào tế bào, rồi DNA dùng bộ máy di truyền của tế bào mà nó sở hữu để tạo ra vaccine. Tế bào này trở thành nhà máy có hiệu lực. Sự kích thích điện qua việc dùng xung động điện cao thế để tạo những lổ tạm thời trên những tế bào cơ cho phép các DNA virus đi qua màng tế bào (hấp thu) và khuyến khích sự di trú của các tế bào miễn dịch trình diện kháng nguyên tới vị trí kích thích vậy là đạt được phản ứng miễn dịch.”

Người ta tiêm một lượng 0,5 mL dung dịch muối chứa ChronVac DNA vào cơ delta với độ sâu 1 cm. Vaccine tế bào T này được sản xuất trên cơ sở một gene 3/4A DNA không cấu trúc của HCV được tối ưu hoá codon biểu thị dưới sự kiểm soát của promoter trung gian sớm cytomegalovirus. Tiếp đến dùng 2 xung động điện 60 ms với thông qua 4 điện cực mỗi cái dài 1,5 cm (MedPulser DDS; Inovio, California).

Dr. Sällberg giải thích rằng điều quan trọng là chuyển giao được DNA và kích thích một phản ứng tế bào T ngoài gan. "Gan là cơ quan phát sinh sự dung nạp rất cao và cắt đứt phản ứng, vì vậy lý tưởng nhất, sẽ không thích hợp để tạo ra một phản ứng miễn dịch. Để tránh điều đó, hệ miễn dịch cần được kích thích và huấn luyện ở ngoài gan và các tế bào này sẽ di chuyển trở lại gan để tấn công HCV."

Mười hai bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gene 1 chưa được điều trị thuốc kháng virus có một tải lượng virus < 800.000 IU/mL được phân làm 3 nhóm để nhận 3 liều thuốc thử nghiệm như sau — 167 μg, 500 μg, và 1500 μg — được cho các liều DNA trong 4 tháng. Trong nhóm dùng liều 167 μg, 2 bệnh nhân đã tăng lên các đáp ứng tế bào T, và không có bệnh nhân nào giảm tải lượng virus. Trong nhóm bệnh nhân dùng liều 500-μg, 2 bệnh nhân đã phát triển các đáp ứng tế bào T đặc hiệu HCV được bền vững tốt hơn và đồng thời giảm tải lượng virus tương ứng lên đến 0,89 log10 và 1,5 log10. Ở bệnh nhân thứ 3 của nhóm này, đã không phát triển đáp ứng miễn dịch và giảm tải lượng virus không rõ ràng. Trong nhóm bệnh nhân dùng liều thuốc thử 1500-μg, 1 bệnh nhân phát triển đáp ứng tế bào T đặc hiệu HCV và 2 bệnh nhân giảm tải lượng virus lên đến 1,2 log10 và 2,4 log10. Không có tác dụng phụ đối với cả 3 nhóm.

Sällberg đã phát biểu là "Vì vậy, nói chung, 67% bệnh nhân (4 trong 6 bệnh nhân) trong hai nhóm liều cao nhất đã cho thấy giảm tải lượng virus vượt quá 0,5 log10. Các hiệu quả này trải qua 2 hoặc > 10 tuần. Vaccine này có lẽ diệt các tế bào nhiễm thông qua hoạt động của các lymphô T gây độc tế bào, hoặc bằng cách tiêu diệt hoặc bằng cách tạo ra các cytokines, mà cắt đứt sự nhân lên của virus."

Bàn luận về nghiên cứu này, Heiner Wedermeyer, thành viên Hội bệnh Gan của Đức ở Hanover, đã nói rằng các kết quả này cho thấy một bằng chứng vô cùng quan trọng của khái niệm về vaccine, với vaccine này biểu thị tác dụng kháng virus có ý nghĩa. "Về lâu dài, có lẽ là một chiến lược rất hiệu quả để dùng vaccine này ở hàng đầu của các thuốc kháng virus mới để gây cảm ứng miễn dịch cho vật chủ và phòng ngừa sự tái phát như vậy chúng ta có thể người dùng các thuốc kháng virus. Ông còn nhấn mạnh rằng “theo quan điểm của tôi trong thời gian vài năm tới, chúng ta sẽ dùng 2 hoặc 3 thuốc kháng virus kết hợp với một vaccine”.

 [electroporation

[-pôrā′shən]

a type of osmotic transfection in which an electric current is used to produce temporary holes in cell membranes, allowing the entry of nucleic acids or macromolecules (a way of introducing new deoxyribonucleic acid into the cell). See also transfection. ]

 electroporation (i·lekˈ·trō·p·rāˑ·shn),

n technique by which cell membranes are made permeable by rapid pulses of high-voltage current. Has been used to treat cancers.

 electroporation

the use of high-voltage electrical impulse to create pores through a cell membrane and allow uptake of DNA into a cell.

(Theo EASL 2009: Vaccination Against Chronic HCV Promises Sweeping Changes to HCV Management. European Association for the Study of the Liver 44th Annual Meeting: Abstract 43. Presented April 23, 2009.)

Bs. Phan Quận

Từ khoá:
Facebook a Comment