Trang chủ / Chuyên đề / BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ĐỢT CẤP

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH ĐỢT CẤP

09/08/2023 07:20          8,275     

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là COPD đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí khi thở ra, và các triệu chứng hô hấp kéo dài nhiều năm.

  1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là COPD đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí khi thở ra, và các triệu chứng hô hấp kéo dài nhiều năm. Bệnh gây thường gây ra bởi sự tiếp xúc lặp lại với khói bụi, hoặc khí độc hại và liên quan tới cả yếu tố cơ địa của người bệnh.

Người bệnh COPD có thể biểu hiện triệu chứng dưới 1 trong 2 dạng sau, hoặc cả 2:

  • https://files.benhvien108.vn/ecm/source_files/2021/05/10/210510-1-1-153045-100521-66.jpgKhí phế thũng
  • Viêm phế quản mãn tính

Bệnh có thể trội lên bằng các đợt cấp, khởi phát chủ yếu do nhiễm trùng, người bệnh tiến triển khó thở cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ diễn biến nặng.

  1. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
  • Người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm (chiếm 90%)
  • Người tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm bởi bụi nghề nghiệp, khí thải, khí độc công nghiệp: thợ mỏ, công nhân xây dựng, xi măng …
  • Người thiếu hụt men anpha 1 antitrypsin do di truyền
  1. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính biểu hiện như thế nào?

Theo tiêu chuẩn Anthonisen, đợt cấp xảy ra ở bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD, và đột ngột xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Khó thở tăng
  • Khạc đờm tăng
  • Thay đổi màu sắc đờm
  • Có hoặc không các triệu chứng toàn thân khác (sốt, đau ngực, rối loạn ý thức)

Khám lâm sàng:

  • Biểu hiện suy hô hấp: thở gắng sức, tím môi, đầu chi, giảm bão hòa oxy máu, lo lắng, kích thích, nặng hơn: ý thức chậm, hôn mê
  • Nghe phổi: thường có ran rít, ran ngáy
  • Xquang phổi có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, giãn phế quản phế nang
  • Xét nghiệm khí máu: giảm phân áp oxy máu, tăng CO2 máu
  1. Điều trị đợt cấp COPD như thế nào?

Bệnh nhân được điều trị tại khoa nội hoặc khoa Cấp cứu tùy theo mức độ nặng. Các điều trị bao gồm:

  • Thuốc: thuốc giãn phế quản, thuốc kháng sinh, thuốc corticoid toàn thân
  • Hỗ trợ hô hấp: thở oxy, trường hợp nặng sẽ cần hỗ trợ thở máy không xâm nhập, nặng hơn nữa phải thở máy xâm nhập
  1. Tiên lượng và biến chứng của COPD đợt cấp là gì?

Đợt cấp COPD có thể gây biến chứng:

  • Tràn khí màng phổi
  • Tăng áp lực động mạch phổi
  • Suy tim: nguy hiểm nhất

Tỷ lệ tử vong ca bệnh (Case fatality rate) có thể từ 11,4 đến 19,0%. Những bệnh nhân có từ 3 đợt cấp trở lên, tỷ lệ tử sống trên 5 năm chỉ ở mức 30%.

Ths. BS Trần Văn Bắc

Phó Trưởng khoa Cấp Cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Facebook a Comment