Trang chủ / Tin tức / MƯỜI BÀI BÁO VỀ TRUYỀN NHIỄM CẦN ĐỌC TRONG NĂM 2014

MƯỜI BÀI BÁO VỀ TRUYỀN NHIỄM CẦN ĐỌC TRONG NĂM 2014

19/02/2015 23:27     6,601      10,807     

Được đăng trên NEJM Journal Watch Infectious Diseases Top Stories of 2014 

Một viễn cảnh nghiên cứu quan trọng nhất về lãnh vực truyền nhiễm trên tạp chí NEJM Journal Watch Infectious Diseases trong năm qua. Năm 2014 đã là năm mang tính hiện tượng đối với bệnh truyền nhiễm, và mối quan tâm về chuyên ngành này đang rượt đuổi tốc độ cao trong số các chuyên gia y tế và cộng đồng không chuyên môn (lay/adj/: không chuyên môn; the lay opinion: ý kiến của người không có chuyên môn). NEJM Journal Watch Infectious Diseases đã từng cung cấp, và sẽ tiếp tục cung cấp, phân tích những bài báo quan trọng trong các ấn bản y khoa chủ yếu.

Có một sự chọn lựa rõ ràng các câu chuyện bệnh truyền nhiễm hàng đầu trong năm nay. Bệnh do virus Ebola được các thành viên hội đồng biên tập của chúng tôi sắp hạng cao nhất, và nó xứng đáng với số hạng đó, như những nhân viên y tế phấn đấu để kiểm soát dịch tồi tệ của bệnh này cho đến hôm nay. Với sự tiếp tục của dịch ở Tây Phi, mối quan tâm của bệnh này chắc chắn sẽ dai dẵng vào năm 2015. Liên quan đến vị trí thứ 2 là ba câu chuyện liên quan đến virus (bệnh hô hấp nặng ở trẻ em do virus đường ruột D68 gây ra, bệnh do chikungunya gây ra ở vùng Caribbe, thuốc uống để điều trị nhiễm HCV) và một liên quan đến sự quản lý nhiễm Clostridium difficile. Vị trí thứ 3 được chung cho hai vaccines (vaccine phòng virus dengue; chủng ngừa cúm trong thai kỳ) và một liên quan đến thời điểm dùng kháng sinh trong nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Làm đủ mười chủ đề là chủ đề trị liệu 1 lần/tuần đối với các nhiễm khuẩn da có biến chứng và nhiễm khuẩn mô mềm và chủ đề điều trị lao không hiệu lực trong thời gian 4 tháng.

 


1. BỆNH DO VIRUS EBOLA Ở TÂY PHI: DÀN NHẠC ĐANG TIẾP TỤC CHƠI

Có hơn 4.500 trường hợp của vụ dịch được báo cáo từ Tây Phi suốt 9 tháng đầu năm 2014.

Vụ dịch bệnh do virus Ebola tàn phá Tây Phi đang tiếp tục leo thang. Mặc dầu nhiệm vụ từng khá khó khăn, WHO đã có thể thu thập các dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học trong 9 tháng đầu của vụ dịch này.

Vụ dịch này đã bắt đầu vào tháng 12 năm 2013 ở Guinea (NEJM JW Infect Dis số ngày 23 tháng 9 năm 2014). Kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2014, WHO đã tiếp nhận các báo cáo 4.507 trường hợp bệnh do virus Ebola gây ra (3.075 trường hợp được xác định, 1.432 trường hợp bị nghi ngờ) với 2.296 trường hợp tử vong. Dữ liệu chi tiết chỉ có sẵn với 4.010 trường hợp (3.343 trường hợp được xác định, 667 trường hợp bị nghi ngờ) từ 4 nước: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.

Đối với trường hợp bệnh nhân có trung vị tuổi là 32 tuổi; 62% từ 15 tuổi đến 44 tuổi. Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 11,4 ngày. Sốt là biểu hiện phổ biến nhất (88%). Triệu chứng xuất huyết đặc hiệu đã được gặp < 1% - 6% trường hợp, nhưng xuất huyết không thể giải thích đã được báo cáo 20% trường hợp. Trong số 1.737 trường hợp với kết cục lâm sàng được xác định được trên hồ sơ bệnh án, tỷ lệ tử vong là 71% (95% CI, 69 - 73).

Dựa lên tỷ lệ hiện nay bệnh tăng ở Guinea, Liberia, và Sierra Leone và đang giả định là không thay đổi về các biện pháp kiểm soát, các tác giả đã ước lượng rằng tổng số toàn bộ trường hợp bệnh xác định và nghi ngờ ở các nước này có thể sẽ vượt quá 20.000 trường hợp đến tháng 11 năm 2014.


2. BỆNH HÔ HẤP NẶNG LIÊN QUAN ĐẾN EV – D68

Hai vụ dịch tương tự về bệnh hô hấp nặng ở trẻ em được báo cáo từ bang Missouri và Illinois Hoa Kỳ được qui cho virus đường ruột (EV) D68.

Kể từ việc phân lập virus đường ruột D68 (EV-D68), ở California vào năm 1962, virus đã từng được ghi nhận ít gặp ở Hoa Kỳ và chỉ từng liên quan đến những cụm nhỏ bệnh đường hô hấp.

Vào ngày 19/8/2014, một bệnh viện nhi đồng ở Kansas City, bang Missouri đã báo cho CDC biết về sự tăng lên tương đối các trường hợp bệnh hô hấp nặng (SRI), trong một số trường hợp cần phải nhập viện tại khoa chăm sóc, điều trị tăng cường. Kiểm định nhiều PCR từ các mẫu nghiệm mũi họng đã được thu thập từ 5 - 19 tháng 8 đã cho thấy sự phát hiện tăng lên virus mũi (rhinovirus)/virus đường ruột (enterovirus). Bốn ngày sau, vào ngày 23 tháng 8 năm 2014, một bệnh viện nhi đồng ở Chicago đã báo cáo một sự tăng lên tương tự về các bệnh đường hô hấp nặng. Giải trình tự gene các mẫu nghiệm từ 2 bệnh viện CDC đã xác định EV - D68 trong 19/22 mẫu nghiệm từ Kansas City và 11/14 mẫu từ Chicago.

Trong số bệnh nhân nhiễm EV - D68 được xác minh tại Kansas City, 53% là nam; tuổi từ 6 tuần đến 16 tuổi (trung vị, 4 tuổi). Trong số các bệnh nhân từ Chicago, 82% là nữ, và tuổi từ 20 tháng đến 15 tuổi (trung vị, 5 tuổi). Sự tương tự những trường hợp giữa Kansas City và Chicago được làm bằng chứng tương ứng 68% và 73% bệnh nhân, có tiền sử hen hoặc hắt hơi. Bệnh nhân khó thở hoặc thiếu oxy, nhưng tương đối ít trường hợp sốt (26% và 18%). Một số ít bệnh nhân ở một bệnh viện cần đến hô hấp hổ trợ.


3. SỰ LAN RỘNG CHIKUNGUNYA TOÀN VÙNG CARIBBE

Sự lan truyền địa phương của virus chikungunya hiện nay đã từng được nhận diện ở 17 quốc gia hoặc lãnh địa ở vùng Caribbe va Nam Mỹ.

Virus chikungunya virus, một alphavirus, và từ lâu bệnh do nó gây ra từng được ghi nhận ở các nước châu Phi, châu Á, châu Âu, Ấn độ và các đảo quốc trên Thái bình dương. Trước tháng 12 năm 2013, lúc mà bệnh lan truyền có tính địa phương đã được ghi nhận từ Saint Martin, toàn bộ những trường hợp bệnh ở Tây bán cầu liên quan đến khách du lịch trở lại từ các vùng bệnh lưu hành. Từ thời gian đó, người ta biết sự lây truyền địa phương đã xảy ra ở 17 nước hoặc lãnh địa ở vùng Caribbe và Nam Mỹ. Từ 30 tháng 5 năm 2014, có 103.018 trường hợp nghi ngờ và 4.406 trường hợp được xác minh bằng xét nghiệm đã từng được báo cáo từ khu vực đó, có hơn 95% số bệnh nhân ở Cộng hòa Dominica, Martinique, Guadeloupe, Haiti, và Saint Martin.

Bệnh lan rộng chủ yếu do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, cả hai vec tơ này cũng lây truyền virus dengue. Các vec tơ này là hiện diện phổ biến ở vùng Caribbe nhưng cũng có mặt ở Hoa kỳ  (NEJM JW Infect Dis Apr 10 2014). Người là vật chủ chính khuếch đại virus. Hầu hết cá nhân bị nhiễm thể hiện triệu chứng mà biểu hiện tiêu biểu với sốt khởi phát đột ngột cấp tính và đau đa khớp đối xứng; đau khớp có thể làm hạn chế chức năng kéo dài. Hiện chưa có vaccine cũng như chưa có một điều trị đặc hiệu.


4. CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ MỘT VIÊN THUỐC DÀNH CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN NHIỄM HCV KIỂU GENE 1

Một chế độ thuốc hàng ngày duy nhất thuốc sofosbuvir và ledipasvir là an toàn và hiệu lực, thậm chí ở những bệnh nhân mà trước đây đã thất bại trong điều trị, bệnh nhân mắc xơ gan, và các quần thể khó khăn trong điều trị khác.

Chế độ điều trị lý tưởng đối với nhiễm HCV sẽ không có interferon, một viên duy nhất (một viên một ngày sẽ là tốt nhất), và với tỷ lệ thành công cao trong tất cả các kiểu gene và các tiểu quần thể bệnh nhân (bệnh nhân mắc xơ gan, những bệnh nhân đã có kinh nghiệm điều trị) cũng như có tác dụng ngoại ý vô cùng hiếm hoi. Hiện thời, các chế độ thuốc phối hợp sofosbuvir (một chất nucleotide ức chế polymerase) và ledipasvir (một chất ức chế NS5A) đã phù hợp với hầu hết các tiêu chuẩn đó một cách thành công trong các nghiên cứu giai đoạn II ở các bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gene 1 (NEJM JW Gastroenterol Nov 15 2013 và NEJM JW Gastroenterol Mar 28 2014). Bây giờ, kết quả thử nghiệm giai đoạn III đã có sẵn.

Trong 3 nghiên cứu ngẫu nhiên, không thiết kế làm mù, được công nghiệp dược cấp vốn, các nhà nghiên cứu đã đánh giá về sự an toàn và hiệu quả của một viên thuốc hổn hợp duy nhất, chế độ thuốc hàng ngày của sofosbuvir (400mg) và ledipasvir (90mg) có phối hợp hoặc không ribavirin trong những nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gene 1.

Trong thử nghiệm của Kowdley và cộng sự, 647 bệnh nhân xơ gan chưa từng được điều trị đã được điều trị với chế độ thuốc này trong 8 tuần có phối hợp hoặc không với ribavirin hoặc trong 12 tuần không phối hợp ribavirin. Trong hai thử nghiệm riêng rẽ của Afdhal và cộng sự, 865 bệnh nhân chưa từng được điều trị có hoặc không xơ gan và 440 bệnh nhân trước đây đã được điều trị thất bại với peginterferon và ribavirin có kết hợp hoặc không kết hợp với một thuốc ức chế protease (telaprevir hoặc boceprevir) đã được điều trị trong 12 hoặc 24 tuần có hoặc không có ribavirin. Trong số quần thể đã trải qua kinh nghiệm điều trị, 20% bệnh nhân bị xơ gan và 52% đã từng được điều trị trước đây với chế độ căn bản là một thuốc ức chế protease.

Các kết quả như sau:

* Trong nhóm quần thể chưa từng được điều trị không bị xơ gan, tỷ lệ đáp ứng virus bền vững (SVR) vào 12 tuần sau điều trị (SVR12) là giữa tỷ lệ 93% và 95% và tương tự không tính đến sự kéo dài của thời gian điều trị (8 hoặc 12 tuần) hoặc kết hợp ribavirin.

* Trong nhóm quần thể chưa từng được điều trị có hoặc không xơ gan (16% có xơ gan, 12% người da đen), SVR12 với biên độ từ 97% đến 99% không liên quan đến thời gian kéo dài điều trị (12 hoặc 24 tuần) hoặc gồm ribavirin. Tỷ lệ đáp ứng cao (91% đến 100%) thậm chí trong số bệnh nhân mắc xơ gan và bệnh nhân da đen.

* Trong quần thể trải qua kinh nghiệm điều trị, SVR12 biên độ từ 94% đến 99% không tính đến lượng thời gian điều trị (12 hoặc 24 tuần) hoặc gồm cả ribavirin. So với các bệnh nhân không xơ gan, những bệnh nhân có xơ gan có tỷ lệ đáp ứng virus bền vững thấp hơn về số với chế độ điều trị trong thời gian 12 tuần (82% - 86%) nhưng tỷ lệ tương tự với chế độ điều trị 24 tuần (99%).

* Trong tất cả 3 nghiên cứu, đã không có trường hợp nào ngưng điều trị.


5. QUẢN LÝ NHIỄM CLOSTRIDIUM DIFFICILE TÁI PHÁT NHIỀU LẦN 

Ghép vi khuẩn chí từ phân là phương pháp điều trị đạt hiệu quả - chi phí; bằng cách dùng phân tươi đông lạnh từ những người cho khỏe mạnh đã được sàng lọc là đạt hiệu lực dù là dùng qua ống thông mũi - dạ dày hay là qua đường soi đại tràng.

Nhiễm Clostridium difficile (CDI) tái đi tái lại ở 30% bệnh nhân sau khi điều trị kháng sinh đối với đợt đầu tiên và trong 60% bệnh nhân sau điều trị như thế ≥ 2 đợt. Nhiều chiến lược khác nhau hiện hữu trong việc quản lý nhiễm Clostridium difficile, gồm quá trình uống vancomycin kéo dài, điều trị với fidaxomicin đường uống, và ghép vi khuẩn chí phân từ người khỏe mạnh (FMT). Phương pháp ghép vi khuẩn chí từng cho thấy tỏ ra hiệu quả, được giả định bằng bảo tồn vi khuẩn chí đường ruột bình thường (normal gut flora). Tuy nhiên, những trở lực về thẩm mỹ (aesthetic barriers), những vấn đề về đường dùng để ghép vi khuẩn chí, và những vấn đề liên quan đến việc tuyển lựa và sàng lọc người cho phân đã từng làm hạn chế việc sử dụng phương pháp điều trị này. Bây giờ, hai nhóm nghiên cứu đã từng kiểm tra 2 vấn đề sau của 3 trở lực vừa được nêu.

Konijeti và cộng sự đã thực hiện một phân tích quyết định về hiệu lực - chi phí của 4 chiến lược cạnh tranh (metronidazole, vancomycin, fidaxomicin, và FMT) đối với nhiễm Clostridium difficile. FMT được chuyển giao vào cơ thể qua đường nội soi đại tràng đã được dùng như là chiến lược trị liệu dựa vào mỗi trường hợp bệnh (base-case strategy), nhưng truyền (infusion) và thụt vào (enema) tá tràng cũng đã được kiểm tra. Năm kịch bản điều trị (scenarios) đã được phân tích; kết cục chính tỷ số chi phí hiệu quả lớn lên. FMT qua đường nội soi đại tràng đã được tìm thấy là chi phí hiệu lực tốt nhất. Trong các bối cảnh lâm sàng ở đó FMT không sẵn có, chiến lược đạt chi phí hiệu quả nhất sẽ là bắt đầu điều trị với vancomycin.

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng, không làm mù liên quan đến 20 bệnh nhân bị nhiễm Clostridium difficile tái phát hoặc tái đi tái lại nhiều lần, Youngster và cộng sự đã so sánh chuyển giao qua ống thông mũi dạ dày (NGT) và qua đường nội soi đại tràng của dung dịch treo phân đông lạnh (frozen stool suspensions) được lấy từ những người cho không quan hệ họ hàng đã từng được sàng lọc về tác nhân gây bệnh. Nói chung, 14 người tham gia (70%) khỏi bệnh hoàn toàn trong đợt truyền đầu tiên. Trong 5 bệnh nhân được điều trị lầm thứ 2, 4 người bệnh khỏi hoàn toàn không có tái phát trong thời kỳ theo dõi 8 tuần. Các kết cục tương tự nhau giữa chuyển giao qua đường ống thông mũi - dạ dày và qua đường nội soi đại tràng.


6. HIỆU LỰC CỦA MỘT VACCINE VIRUS DENGUE

Trong một nghiên cứu lớn giai đoạn III liên quan đến trẻ em ở 5 nước châu Mỹ La tinh, một vaccine hóa trị 4 đã chứng minh là an toàn và hiệu lực.

Mặc dầu các biện pháp kiểm soát vec tơ, tỷ lệ mới mắc virus dengue tiếp tục tăng lên trên thế giới; người ta đã cần đến một vaccine an toàn và hiệu lực một cách tuyệt vọng. Một vaccine dự tuyển, một sản phẩm tái tổ hợp, sống, giảm độc lực, hóa trị 4, bây giờ đã từng được kiểm tra trong 2 thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III lớn, đa quốc gia được nhà sản xuất cấp chi phí. Trong thử nghiệm đầu, hiệu lực đã được thể nghiệm ở trẻ em châu Á (NEJM JW Infect Dis Jul 24 2014). Các kết quả từ thử nghiệm thứ 2 đã vừa được báo cáo.

Nghiên cứu ngẫu nhiên, hai mù, đa trung tâm này liên quan đến 20.869 trẻ em tuổi từ 9 đến 16 tuổi ở 5 nước châu Mỹ La tinh có virus dengue lưu hành. Trẻ em được qui định ngẫu nhiên với tỷ số 2:1 để tiếp nhận vaccine hóa trị 4 hoặc là placebo tại tháng 0, 6, và 12 và được theo dõi cho đến tháng thứ 25.

Trong nhóm phân tích theo đề cương (per-protocol group), hiệu lực vaccine dựa lên triệu chứng, được xác định nhiễm dengue bằng virus học (VCD) xảy ra ≥ 28 ngày sau mũi tiêm thứ 3, điểm cuối nghiên cứu sơ khởi, là 60,8% (95% CI, 52,0 - 68,0). Trong nhóm phân tích ITT (intent-to-treat group), mà gồm các trẻ con đã tiếp nhận tối thiểu một mũi vaccine, hiệu lực vaccine dựa lên VCD tại bất kỳ thời điểm nào từ mũi 0 đến tháng thứ 25, điểm cuối nghiên cứu thứ hai, là 64,7% (95% CI, 58,7 - 69,8). Hiệu lực vaccine dựa lên bệnh nặng là 95,5% sau tối thiểu là một mũi tiêm; hiệu lực dựa vào việc nhập viện là 80,3% sau mũi tiêm đầu tiên. Giữa nhóm vaccine và placebo tương tự về biến cố ngoại ý. Các chuẩn độ kháng thể trung bình hình học chống lại mỗi type huyết thanh đã tăng lên sau mũi tiêm ở những trẻ tiếp nhận vaccine nhưng lại không tăng ở những trẻ tiếp nhận placebo.


7. CHỦNG NGỪA CÚM SUỐT QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ THỂ BẢO VỆ CHO CẢ MẸ LẦN CON

Thai phụ không nhiễm HIV có thể hưởng lợi nhờ chủng ngừa, cũng như các đứa trẻ của họ; thai phụ có nhiễm HIV(+) cũng được hưởng lợi từ chủng ngừa.

Những khuyến cáo hiện thời để chủng ngừa cho thai phụ chống lại bệnh cúm nhằm mục đích để bảo vệ cho cả mẹ (ở phụ nữ mà thai nghén gây cảm ứng ức chế miễn dịch) lẫn trẻ sơ sinh của họ. Những nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hai nghiên cứu ngẫu nhiên ở Nam Phi trong đó có 2.116 phụ nữ không bị nhiễm HIV và 194 phụ nữ bị nhiễm HIV giữa tuần thai thứ 20 và thứ 36 thai nghén đã được tiêm bắp vaccine cúm bất hoạt hóa trị 3 hoặc placebo. Các bà mẹ và trẻ con của họ được theo dõi trong 24 tuần sau sinh đối với các bệnh đường hô hấp và bệnh cúm được xác định bằng virus học.

Trong số những phụ nữ HIV âm tính, những người đã tiếp nhận vaccine cúm thì ít thích hợp để mắc bệnh cúm hơn là những người đã tiếp nhận placebo (tỷ lệ mắc cúm được xác định là 1,8% so với 3,6%; P = 0,01), cũng như con của họ (1,9% so với 3,6%; P = 0,01). Phụ nữ nhiễm HIV(+) được chủng ngừa cũng hưởng lợi hơn người tiếp nhận placebo (7,0% so với 17,0%; P = 0,05). Tuy nhiên, những đứa con sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV (+) được chủng ngừa đã không được hưởng lợi (5,0% và 6,8%; P = 0,6).


8.THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRONG NHIỄM KHUẨN TOÀN THÂN NẶNG, ĐƯỢC XEM LẠI

Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Chiến dịch sống sót do Nhiễm khuẩn toàn thân (the Surviving Sepsis Campaign) gợi ý rằng khởi đầu điều trị bằng kháng sinh trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán nhiễm khuẩn toàn thân nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn hạ thấp được tỷ lệ tử vong.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nanh chóng dùng kháng sinh trị liệu thích hợp (đó là, trong vòng giờ đầu có bằng chứng hạ huyết áp) là một số đo quan trọng trong điều trị bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn toàn thân (NEJM JW Infect Dis Jun 22 2006). Bằng cách dùng dữ liệu trong thời gian từ tháng 1/2005 cho đến tháng 2/2010 thuộc cơ sở dữ liệu Chiến dịch sống sót do Nhiễm khuẩn toàn thân, các nhà nghiên cứu đã trở lại vấn đề thời điểm quan trọng của việc kháng sinh trị liệu trong nhiễm khuẩn toàn thân nặng và sốc nhiễm khuẩn.

Trong số 28.150 trường hợp bệnh nhân đã được nhận diện từ 165 đơn vị chăm sóc, điều trị tăng cường trên thế giới, 17.990 trường hợp bệnh nhân có dữ liệu từ việc dùng kháng sinh và không dùng kháng sinh trị liệu trước khi khởi phát nhiễm khuẩn toàn thân đã được đưa vào trong phân tích này. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện trong nghiên cứu thuần tập này toàn bộ là 31,3% - 32,0% ở các bệnh nhân đã tiếp nhận kháng sinh trong vòng 1 giờ đầu, giảm xuống 28,1% ở những cá nhân được điều trị trong suốt giờ thứ 2, và rồi tăng lên đều đặn đến 39,6% ở các bệnh nhân có một trị liệu trì hoãn > 6 giờ. Ở những bệnh nhân được điều trị trong giờ đầu và những bệnh nhân việc điều trị trì hoãn > 6 giờ có khuynh hướng bệnh nặng hơn, với điểm số nhiễm khuẩn toàn thân nặng và tỷ lệ suy đa tạng cao hơn và là thích hợp hơn để mắc phải nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

Phân tích hồi qui đa biến được điều chỉnh đối với điểm số nhiễm khuẩn toàn thân – nặng, nguồn nhập viện đơn vị chăm sóc - điều trị tăng cường, và vùng địa lý đã cho thấy một sự tăng dần dần trong nguy cơ tỷ lệ tử vong, từ 24,6% ở những bệnh nhân tiếp nhận kháng sinh trị liệu trong giờ đầu đến 33,1% ở những bệnh nhân được dùng kháng sinh trì hoãn > 6 giờ, với những gia số có ý nghĩa thống kê sau giờ thứ 2.


9. TRỊ LIỆU MỘT LẦN HÀNG TUẦN ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN DA VÀ MÔ MỀM

Cả dalbavancin lẫn oritavancin đã chứng minh là hiệu lực trong các thử nghiệm lâm sàng.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm (SSIs) là phổ biến và ảnh hưởng đến bệnh nhân mọi lứa tuổi. Nhiều bệnh nhiễm khuẩn như thế do tụ cầu vàng kháng methicillin gây ra, đối với các bệnh nhiễm khuẩn như thế hiện này việc trị liệu bị hạn chế. Hiện thời, các nhà nghiên cứu đã từng công bố các kết quả nghiên cứu lâm sàng được nà sản xuất tài trợ so sánh với lipoglycopeptides dalbavancin và oritavancin với “Trị liệu chuẩn” ở người lớn mắc nhiễm khuẩn da và mô mềm cấp tính. Dalbavancin vừa được FDA cấp phép sử dụng (NEJM JW Infect Dis Jun 3 2014); một cấp phép tương từ đối với oritavancin được mong đợi sẽ hoàn thành sớm.

Hai thử nghiệm đã trung tâm ở nhiều quốc gia, ngẫu nhiên, hai mù, đại diện đôi (double-dummy), Boucher và cộng sự đã so sánh dalbavancin (1 liều tĩnh mạch vào những ngày thứ 1 và 8) với vancomycin (1 liều tĩnh mạch mỗi 12 giờ/lần, với một chọn lựa để chuyển qua linezolid đường uống sau ≥ 3 ngày, trong thời gian toàn bộ 10–14 ngày). Nói chung, một đáp ứng lâm sàng sớm biểu thị thành công điều trị (điểm cuối sơ khởi) đã được gặp ở 79,7% và 79.8% tương ứng với nhóm dalbavancin và vancomycin/linezolid. Các tác dụng ngoại ý hay gặp trong nhóm vancomycin/linezolid.

Corey và cống sự đã điều hành một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, đa quốc gia so sánh oritavancin (1 liều tĩnh mạch vào ngày thứ 1) với vancomycin (dùng đường tĩnh mạch 2 lần/ngày trong 7 - 10 ngày). Dựa lên một cận biên không thấp kém hơn được biệt hóa trước của các điểm 10%, oritavancin không thấp kém hơn so với vancomycin lên toàn bộ 3 điểm cuối hiệu lực. Các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng có thể so sánh được giữa 2 nhóm; tỷ lệ những bệnh nhân tham gia nghiên cứu dùng thuốc nghiên cứu không liên tục do các tác dụng ngoại ý ở nhóm dùng oritavancin thấp hơn.


10. CHẾ ĐỘ THUỐC MOXIFLOXACIN 4 THÁNG KÉM HIỆU LỰC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 2 chế độ thuốc moxifloxacin 4 tháng thì cả hai đều kém hơn chế độ dùng thuốc chuẩn 6 tháng.

Nhu cầu để điều trị bệnh nhân lao (TB) với các chế độ thuốc 6 tháng tạo ra nhiều vấn đề với việc tuân thủ dùng thuốc, các tác dụng ngoại ý, và chi phí chăm sóc. Dữ liệu mà moxifloxacin có hoạt tính kháng mycobacteria đã nâng lên khả năng mà việc dùng thuốc này có lẽ rút ngắn được thời gian điều trị.

Trong một thử nghiệm không thấp kém hơn, đa quốc gia, ngẫu nhiên có đối chứng placebo liên quan đến 1.931 người lớn mới được chẩn đoán, chưa được điều trị trước, bệnh lao nhạy cảm thuốc, các nhà nghiên cứu đã so sánh chế độ điều trị chuẩn 6 tháng (8 tuần dùng ethambutol/isoniazid/rifampin/pyrazinamide, được tiếp theo 18 tuần isoniazid/rifampin) với 2 chế độ moxifloxacin trong 4 tháng, một chế độ căn bản isoniazid (8 tuần với moxifloxacin/isoniazid/rifampin/pyrazinamide được tiếp theo 9 tuần moxifloxacin/isoniazid/rifampin và 9 tuần placebo) và chế độ thứ 2 căn bản là ethambutol (8 tuần với moxifloxacin/ethambutol/rifampin/pyrazinamide được tiếp theo 9 tuần với moxifloxacin/rifampin và 9 tuần với placebo). Định nghĩa được xác định trước không thấp kém (noninferiority) là một khác biệt giữa 2 nhóm là < 6% trong các kết quả điều trị thích hợp trong vòng 18 tháng sau khi chấm dứt điều trị.

Sự chuyển qua tình trạng kết quả cấy vi khuẩn âm tính xảy ra nhanh hơn với chế độ thuốc moxifloxacin so với một chế độ thuốc chuẩn. Tuy nhiên, phân tích trên đề cương (PPA) đã cho thấy rằng cả hai chế độ thuốc moxifloxacin là thấp kém hơn so với chế độ thuốc chuẩn: Các tỷ lệ kết cục thích hợp là 85% với chế độ moxifloxacin có nền căn bản isoniazid, 80% với moxifloxacin có nền căn bản ethambutol, và 92% với chế độ thuốc chuẩn. Lý do phổ biến nhất đối với một kết cục không thích hợp là sự tái phát sau khi chuyển đổi qua tình trạng cấy âm tính. Những kết quả có thể so sánh đã được tìm thấy trong một phân tích ITT đã được biến đổi.

 

Tài liệu tham khảo

1.Larry M. Baddour, MD reviewing WHO Ebola Response Team. (2014). Ebola Virus Disease in West Africa: And the Band Played On. N Engl J Med 2014 Sep 23. Farrar JJ and Piot P. N Engl J Med 2014 Sep 23.

2. Stephen G. Baum, MD reviewing Midgley CM et al.(2014). Severe Respiratory Illness Associated with EV-D68. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2014 Sep 8.

3. Stephen G. Baum, MD reviewing Fischer M and Staples JE. (2014). Chikungunya Spreads Through the Caribbean. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2014 Jun 6.

4. Atif Zaman, MD, MPH reviewing Kowdley KV et al. (2014). A One-Pill Regimen for All Patients with HCV Genotype 1 Infection. N Engl J Med 2014 Apr 11. Afdhal N et al. N Engl J Med2014 Apr 12. Afdhal N et al. N Engl J Med 2014 Apr 12.

5. Neil M. Ampel, MD reviewing Konijeti GG et al. (2014). Management of Recurrent Clostridium difficile Infection. Clin Infect Dis 2014 Mar 31. Youngster I et al. Clin Infect Dis2014 Apr 23.

6. Larry M. Baddour, MD reviewing Villar L et al. (2014). Efficacy of a Dengue Vaccine. N Engl J Med 2014 Nov 3.

7. Anna Wald, MD, MPH reviewing Madhi SA et al. Influenza Vaccination During Pregnancy Can Safeguard Both Mothers and Infants. N Engl J Med 2014 Sep 4.

8. Thomas Glück, MD reviewing Ferrer R et al. (2014). Timing of Antibiotic Treatment in Severe Sepsis, Revisited. Crit Care Med 2014 Aug. van Zanten ARH. Crit Care Med 2014 Aug.

9. Larry M. Baddour, MD reviewing Boucher HW et al. (2014). Once-Weekly Therapy of Skin and Soft-Tissue Infections. N Engl J Med 2014 Jun 5. Corey GR et al. N Engl J Med2014 Jun 5. Chambers HF. N Engl J Med 2014 Jun 5.

10. Richard T. Ellison III, MD reviewing Gillespie SH et al. (2014).Four-Month Moxifloxacin Regimens Less Effective for TB Treatment. N Engl J Med 2014 Sep 7.

 

Phan Quận

Facebook a Comment