Trang chủ / Giới thiệu / Phòng Công tác xã hội

Phòng Công tác xã hội

Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập ngày 08/11/2019. Hiện phòng có 10 cán bộ nhân viên bao gồm: 02 Ths Quản trị Kinh doanh; 01 Ths Luật; 01 Cử nhân Quản trị văn phòng và 03 Cử nhân Điều dưỡng, 1 Cử nhân Công nghệ thông tin Phòng Công tác xã hội đặt tại tầng 6 Cơ sở Giải Phóng và tầng 3 Cơ sở Kim Chung. Trưởng Phòng: Th.s Phạm Thị Nguyệt Quyên Phó Trưởng phòng: Th.s Đặng Thị Thanh

1.Mục tiêu:

Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh, tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế.

Gia tăng sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

2.Chức năng:

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh.

Cụ thể:

  • Trợ giúp giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội chongười bệnh, người nhà người bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế trong quá trình tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác tại Bệnh viện
  • Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh có liên quan đến bệnh tật và quá trình khám bệnh, chữa bệnh trong Bệnh viện;
  • Kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ người bệnhcó hoàn cảnh khó khăn
  • Thực hiện công tác truyền thông, đào tạo và tuyên truyền các hoạt động dịch vụ của bệnh viện

 

3.Nhiệm vụ cụ thể:

3.1.  Hỗ trợ, tư vấn

Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:

a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;

b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;

c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

3.2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề liên quan đến hoạt động công tác xã hội;

b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo;

d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

3.3. Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

3.4. Hỗ trợ nhân viên y tế:

a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

3.5. Đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;

b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

3.6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội.

3.7. Tổ chức các hoạt động từ thiện.

4.Cơ cấu nhân lực

  • Trưởng phòng: 01 người

Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học trở lên

  • Phó trưởng phòng: 01 người

Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học trở lên.

  • 01 Phụ trách công tác ngoại viện: tổ truyền thông và quan hệ công chúng, tiếp nhận viện trợ, thiện nguyện ….
  • 01 Phụ trách công tác nội viện: chăm sóc khách hàng, tư vấn hỗ trợ tâm lý, đào tạo
  • Các Tổ công tác thuộc phòng CTXH
  1. Tổ truyền thông và quan hệ công chúng : 02 người
  • Chuyên ngành báo chí và công nghệ thông tin hay Luật sư
  1. Tổ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ người bệnh: 06 người
  • 04 cử nhân điều dưỡng
  • 02 chuyên nghành khác như YTCC, xã hội học, tâm lý, sư phạm, kinh tế
  1. Tổ tổng hợp: 02 người
  • 01 Cử nhân điều dưỡng
  • 01 Cử nhân chuyên ngành công tác xã hội
  1. Cơ cấu hoạt động:  a. Hỗ trợ, tư vấn người bệnh :

      Phối hợp với điều dưỡng khoa khám bệnh đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh.

  • Hàng ngày phòng CTXH cử 1 người làm việc với khoa phòng vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày để cập nhật tình hình, để kịp thời phát hiện các thiếu sót cũng như cập nhật yêu cầu hỗ trợ từ khoa khám bệnh.
  • Đào tạo nhân viên phòng CTXH về giải quyết các thủ tục BHYT một cách thành thạo để có thể cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện một cách chính xác nhất.  Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;
  • Phối hợp hàng ngày với các khoa phòng nội trú tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện.
  • Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác.
  • Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
  • b. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

        Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề liên quan đến hoạt động công tác xã hội của Bệnh viện

  • Làm đầu mối phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Điều dưỡng xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Phối hợp vớiphòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Quản lý chất lượng xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:
  • Phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợpcập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;
  • Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Điều dưỡng, Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
  • Phối hợp với tổ chức Công đoàn Bệnh viện, Đoàn Thanh niên bệnh viện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.
  • cVận động tiếp nhận tài trợ:

        Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động các đơn vị bên ngoài cùng tham gia, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.( Hoạt động chi tiết theo Quy chế quản lý quỹ xã hội, từ thiện. )

  1. d.Hỗ trợ nhân viên y tế; Đào tạo, bồi dưỡng:
  • Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
  • Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.
  • Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
  • Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.
  • e.Tổ chức các hoạt động từ thiện;Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội;

Phòng  CTXH làm đầu mối: phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng Quản lý Chất lượng; Tổ chức Công Đoàn Bệnh viện; Đoàn thanh niên Bệnh viện và các đơn vị bên ngoài cùng phối hợp thực hiện. (Chi hoạt động chi tiết theo Quy chế quản lý quỹ xã hội, từ thiện.)

    1. Các hoạt động khác: Theo sự phân công của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện.

*****

 

 

 

CÁC BÀI GIỚI THIỆU KHÁC